Chúng Tôi Ăn Rừng
Translator:
No. pages:
515 page
515 page
:
Thế giới
Thế giới
Procedures:
16 x 24 cm
16 x 24 cm
Chúng Tôi Ăn Rừng
Translator:
No. pages: 515 page
: Thế giới
Procedures: 16 x 24 cm
Ở Sar Luk, “Chúng tôi đã ăn rừng Đá‑Thần Gôo” là cách nói để chỉ năm 1949, hay chính xác hơn, năm trồng trọt kéo dài từ cuối tháng 11 năm 1948 đến đầu tháng 12 năm 1949. Trong cuốn sách này, chúng tôi dự định mô tả những sự việc diễn ra tại Sar Luk trong chu kỳ nông nghiệp ấy. Mặc dù chương đầu tiên đề cập đến những sự kiện diễn ra vào một tháng cuối năm Dương lịch trước, nhưng điều đó không trái với cảm quan của người Mnông về thời gian, vì cảm quan ấy được quy định bởi diễn biến liên tục của công việc và ngày tháng của họ. Khác với chúng ta, những “Người của rừng” không bị sự hiện diện mạnh mẽ của các con số ám ảnh.
Cuốn sách về một cộng đồng Mnông Gar này chủ yếu là một sưu tập những tư liệu thô thu nhặt được và rút ra từ các sổ tay ghi chép của chúng tôi trong thời gian sống tại Sar Luk. Trước khi dựng lên một mô hình về cấu trúc xã hội Mnông, chúng tôi thấy cần trình bày những khía cạnh khác nhau trong đời sống của nhóm người này bằng những thí dụ cụ thể rút ra từ thực tế hằng ngày. Chẳng hạn, ở đây chúng tôi không đưa ra một lễ Tâm Bôh Mnông Gar lý thuyết, mà trình bày một Lễ Trao đổi hiến sinh trâu cụ thể có ngày tháng và được đặt lại trong bối cảnh cuộc sống thường ngày – cuộc trao đổi giữa Baap Can và Ndêh: tức có phong phú thêm những chi tiết nằm ngoài chủ đề chính. Tương tự, chúng tôi không phác thảo một lược đồ hôn nhân điển hình của người Mnông Gar, mà kể lại đám cưới của Srae và Jaang đã diễn ra như thế nào, với mọi tình tiết cụ thể.
Chỉ một lần quan sát thì không thể đủ để đảm bảo giá trị tiêu biểu cho việc miêu tả một thiết chế. Nhưng nền văn hóa Mnông Gar khép kín về địa lý và khá thuần nhất, đã cho phép giới hạn khối lượng những cứ liệu cần thu lượm về mỗi thiết chế của nó. Tuy vậy, trong thời gian lưu trú dài ngày tại Sar Luk, chúng tôi đã thu thập được số lượng những quan sát về từng thiết chế đó đủ để đảm bảo giá trị thống kê cho những công trình nghiên cứu dân tộc học mô tả tổng hợp đang được soạn thảo. Chúng tôi có thể chỉ ra ngay rằng những biến dị mà chúng tôi trình bày ở đây không hề xa rời các chuẩn mực toát ra từ những quan sát chung tập hợp được về các hạng loại mà mỗi biến dị đó là thành phần.