ĐỊNH LÝ GODEL
by

ĐỊNH LÝ GODEL

Translator:
No. pages:
0 page
:
Procedures:
by

ĐỊNH LÝ GODEL

Translator:
No. pages: 0 page
:
Procedures:
Theo Schumacher, Chủ nghĩa khoa học duy vật luận phủ nhận quan niệm Vũ trụ như một cấu trúc có ngôi thứ vĩ đại huyền bí, mà chỉ đơn giản là một kết hợp ngẫu nhiên của các nguyên tử; và con người cũng chẳng là một tiểu vũ trụ nào cả, mà chỉ là một tạo vật có một ý nghĩa nào đó; ví như một động vật có thể chế tạo ra công cụ lao động,… nhưng cũng chẳng hơn loài khỉ trần trụi mà Thuyết Tiến hóa khẳng định là tổ tiên của bầy Homo Sapiens chúng ta đây. Nếu vậy thì, theo Schumacher, sự tha hóa của con người là không thể cứu rỗi. Chủ nghĩa nhân văn xuất hiện từ thời Phục Hưng đặt niềm tin vào bản chất tốt đẹp vốn có của Con người để thực hiện sứ mệnh cao cả và thiêng liêng của mình trên trần gian. Không may thay Chủ nghĩa nhân văn truyền thống ấy lại cũng bị tinh thần thời đại Khoa học duy vật luận chi phối, đặc biệt chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Thuyết Tiến hóa. Theo Schumacher: Tiến hóa luận, như việc khái quát hóa trong phạm vi khoa học miêu tả những biến đổi sinh học có thể xem như đã được xác lập chắc chắn không cần bàn cãi; thế nhưng Thuyết Tiến hóa của Darwin lại là một thứ rất khác: nó khái quát hóa chọn lọc tự nhiên như một nguyên nhân duy nhất của sự biến đổi các giống loài, loại trừ mọi nguyên nhân khác; nó khẳng định sự sống bắt nguồn từ sự kết hợp tình cờ một chuỗi các chất vô sinh (các nguyên tố hóa học trơ ỳ trong tự nhiên), nó cho rằng bản thiết kế thông minh đến mức huyền diệu của sự sống là kết quả “tự chuyển hóa” của thế giới vô sinh, chứ chả cần có “Nhà thiết kế thông minh” nào cả! Nhận định này của Schumacher cũng hoàn toàn phù hợp với hệ quả của Định lý Bất toàn của Gödel đối với Sinh học mà tác giả đã trình bày trong chương cuối cùng, Chương V của cuốn sách.