Rừng, Đàn Bà, Điên Loạn - Đi Qua Miền Mơ Tưởng Giarai
Translator:
Nguyên Ngọc
Nguyên Ngọc
No. pages:
368 page
368 page
:
Tri thức
Tri thức
Procedures:
14 x 20.5 cm
14 x 20.5 cm
Rừng, Đàn Bà, Điên Loạn - Đi Qua Miền Mơ Tưởng Giarai
Translator: Nguyên Ngọc
No. pages: 368 page
: Tri thức
Procedures: 14 x 20.5 cm
Tác giả dẫn người đọc vào một hành trình thật tập trung: cuộc du ngoạn vào “miền mơ tưởng Giarai”, đi qua hàng trăm huyền thoại của họ; và ông nói rõ với người đọc rằng, ở đây “không phải là những huyền thoại tầm nguyên”, tức những huyền thoại về nguồn gốc của con người, giống loài người, hay của dân tộc, mà là những huyền thoại về cái hiện tại, là những mộng mị của những con người đang sống hôm nay, đang hằng ngày sống một cuộc sống kép, vừa “trải nghiệm” lại vừa mộng mị “đồng thời”, đang hàng ngày “tiếp tục sáng tạo ra huyền thoại”. Con người bị vây bọc bởi rừng, từ khi chưa là con người... cho đến khi không còn là con người nữa. Như vậy, rừng không chỉ là không gian, rừng còn là thời gian. Rừng là sự vĩnh hằng, là cõi vô cùng, là sự không thủy không chung, nơi hun hút từ đó con người đi ra và nơi hun hút con người lại biến mất vào đó, biệt vô tăm tích. Là bản nguyên, là cội nguồn ở đầu bên này, nhưng cũng là cõi mịt mù thăm thẳm ở đầu bên kia... Con người không bao giờ có thể thoát ra được khỏi rừng, cũng như không bao giờ có thể bứt ra khỏi vòng tuần hoàn bí ẩn muôn thuở, bức ra khỏi cái hoang dã; luôn bị cái hoang dã ấy vây kín, cuốn hút... Nhưng đồng thời, mặt khác, con người là người cũng chính bởi vì nó luôn có nhu cầu bứt ra khỏi cái hoang dã, bứt ra khỏi rừng, trở thành xã hội, trở thành văn hóa.