SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ EM

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ EM

Translator:
No. pages:
0 page
Procedures:

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ EM

Translator:
No. pages: 0 page
Procedures:
Chuyên khảo "Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em" (Vietnamese children’s language formation and development) của TS. Nguyễn Huy Cẩn là công trình khoa học được nghiên cứu, thực nghiệm trong nhiều năm; tìm hiểu về cơ chế hoạt động, tổ chức bên trong của khả năng ngôn ngữ theo cách mà nó hình thành, về sự phát triển kế tiếp nhau của các thành tố của khả năng ngôn ngữ. Công trình này đã được công bố một cách có hệ thống trong luận án tiến sĩ năm 1990 tại Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và tại một số hội nghị khoa học trong nước và quốc tế. Cuốn sách đã xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam với tên gọi Từ hoạt động đến ngôn ngữ trẻ em (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001). Lần xuất bản này tác giả đã sửa chữa và bổ sung phần Phụ lục. Giáo sư, Viện sĩ A. M. Shakhnarovich nhận xét: “Nguyễn Huy Cẩn là một nhà nghiên cứu có trình độ chuyên môn vững vàng, am hiểu chuyên sâu về vấn đề phát triển hoạt động ngôn ngữ ở trẻ em. Công trình này được nhiều học giả thuộc lĩnh vực tâm lí ngôn ngữ học chào đón”. Giáo sư, Viện sĩ A. A. Leontev, đánh giá: Nghiên cứu này chứa đựng một khối lượng ngữ liệu lớn, bao quát nhiều vấn đề và được xử lí trên cơ sở lí thuyết và phương pháp luận hiện đại. Ở đây đáp ứng nhu cầu cấp thiết việc nghiên cứu ngôn ngữ ở trẻ em, quan trọng là trên ngữ liệu của tiếng Việt - một ngôn ngữ đơn lập - với hệ thống thanh điệu phong phú, chưa được đề cập đến trong khoa học của chúng ta và cũng chưa có công trình nào như vậy, ít ra là qua các tài liệu thống kê của D. Slobin về những công trình có phạm vi nêu trên. Ông đánh giá cao việc đối chiếu cấu trúc từ ngữ của trẻ em sống trong các điều kiện, hoàn cảnh văn hóa khác nhau thông qua các quan sát lời nói tự nhiên cũng như qua thực nghiệm, ông nhận xét: “Trong công trình này có những quan sát tinh tế, các cách tiếp cận lí thuyết và tư duy sâu sắc” (trong “Nhận xét phản biện…”, ngày 30/8/1990). Tuy một số vấn đề lí thuyết còn cần được thảo luận, nhưng Viện sĩ A. A. Leontev đã đánh giá cao tính cấp thiết và thực tiễn của công trình này. Về “Cơ sở tâm lí ngôn ngữ học của sự tiếp thu ngôn ngữ” (Chương 1), tác giả trình bày sơ đồ khái quát sự tiếp thu (thụ đắc) ngôn ngữ - đó là sự phát triển mối quan hệ giữa hoạt động với đối tượng của đứa trẻ với sự chín muồi các khả năng của cấu trúc nhận biết (nhận thức) và sự phát triển các thành tố tương ứng của khả năng ngôn ngữ. Về “Giao tiếp và sự phát triển của hành vi phát âm ở thời kì tiền ngôn ngữ” (Chương 2), tác giả khảo sát sự chuyển biến từ hành động, cử chỉ đến kí hiệu ngôn ngữ, mối quan hệ của trẻ với các sự vật - đối tượng, các nhân tố kích thích đến ý định giao tiếp của trẻ, những hành vi giao tiếp khởi đầu giữa trẻ em và người lớn về mặt tâm lí. Sự phát triển của các hành vi phát âm của trẻ - từ việc phát âm có tính bản năng, tự nhiên đến các “tiền âm tố”, “tiền thanh điệu”, “tiền âm tiết”. Giao tiếp tiền ngôn ngữ là sự phát triển về mặt chức năng của các phương tiện cảm giác-vận động; sự phát triển của hành vi phát âm của trẻ là sự phát triển từ dạng thức của một hoạt động tùy tiện đến một kiểu phát âm có tính hướng đích. Sự phát triển về mặt chức năng của phương tiện cảm giác-vận động là bước đầu tiên của sự phát triển thành tố ngữ nghĩa của khả năng ngôn ngữ. Các chương tiếp theo, tác giả phân tích việc trẻ học nắm hệ thống âm tố, cách phát âm âm tiết, hệ thống thanh điệu (Chương 3); cách đứa trẻ học nắm từ và cấu trúc ngữ nghĩa (Chương 4); học nắm cách tổ chức phát ngôn và các phạm trù ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt (Chương 5). Từ chỗ học nắm được cấu trúc ngữ nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ (các hư từ, trật tự từ, cấu tạo từ, mô hình cú pháp, các kiểu loại câu…), đứa trẻ phát triển khả năng tổ chức (sản sinh) phát ngôn lời nói theo cú pháp của tiếng mẹ đẻ. Chương 6: “Học tiếng nước ngoài và tiếng mẹ đẻ…” nêu lên một vấn đề mang tính thực tiễn hiện nay; như sự lợi hại của việc dạy tiếng nước ngoài cho trẻ em. Việc tiếp thu tiếng mẹ đẻ đi từ kinh nghiệm của việc giao tiếp đến việc khái quát các hiện tượng ngôn ngữ mang tính tự nhiên. Còn việc học tiếng nước ngoài của trẻ em trước tuổi học đường là mang tính nhân tạo. Trên cơ sở phác họa cơ chế tâm lí ngôn ngữ học của quá trình tiếp thu tiếng Việt của con em Việt kiều, tác giả phân tích một số vấn đề đáng quan tâm.