22 Tản Mạn

22 Tản Mạn

Dịch giả:
Số trang:
210 trang
Quy cách:
12 x 20 cm

22 Tản Mạn

Dịch giả:
Số trang: 210 trang
Quy cách: 12 x 20 cm
Vàn học miền Nam gói trọn trong 21 năm (1954-1975) là một nền văn học tự thân, hầu như không có tính kế thừa từ lớp trước, có chăng chỉ là âm hưởng của một số tác giả tiền chiến. Nhưng với thi ca miền Nam, thì ảnh hưởng này lại rất ít. Đông Hồ, Quách Tấn, Vũ Hoàng Chương hầu như không tạo được ảnh hưởng gì đối vói đội ngũ các nhà thơ trong giai đoạn này. Lực lượng làm thơ thì vô cùng hùng hậu, dù trong đó, những ngày chiến tranh ác liệt đã nuốt trọn gần 15 năm. Đến nay, cũng chưa ai làm cái công việc tổng hợp lượng thơ đã in thành tập, hay đăng trên các báo giai đoạn này. Sách báo thất tán, tác giả người còn, người mất, người ra nước ngoài định cư. Điều kiện góp nhặt thật vô cùng nan giải. 22 tản mạn của Võ Chân Cửu cho ta hình dung lại rất nhiều khuôn mặt thi ca của miền Nam. Có nhiều tác giả mà hiện nay với độc giả thế hệ 8X trở đi, hầu như không ai biết cả. Nhưng họ vẫn còn đó với thời gian, phong phú với những sáng tác của mình. Có lẽ đây được xem như những trích đoạn Hồi ký cho nhiều dòng thơ xuất hiện trước năm 1975 ở miền Nam. Chắc nhà thơ Võ Chân Cửu không muốn vậy. Nhưng theo dõi suốt loạt bài, chúng ta vẫn thấy ngồn ngộn sự kiện sinh hoạt văn chương vùng đất phía Nam thời chia cắt. Trong đó, bao gồm những chuyện tâm tình, tâm thế, cá tính. Và cả chuyện “bếp núc” của mỗi nhà thơ. Chưa nhất thiết phải chi li phân loại từng khuynh hướng, từng thòi kỳ, từng địa phương... chúng ta vẫn có thể thấy trong tập Tản Mạn này đủ các trào lưu, các trường phái trong nền thi ca miền Nam trước đây.