Chính sách Giáo dục tại Nam Kỳ cuối thế kỷ 19
Dịch giả:
Lại Như Bằng
Lại Như Bằng
Số trang:
256 trang
256 trang
NXB:
Thế giới
Thế giới
Quy cách:
12x20.3 cm
12x20.3 cm
Chính sách Giáo dục tại Nam Kỳ cuối thế kỷ 19
Dịch giả: Lại Như Bằng
Số trang: 256 trang
NXB: Thế giới
Quy cách: 12x20.3 cm
Thời trước, người Việt dùng chữ Nho cho ngôn ngữ văn chương, học thuật và chữ Nôm để ghi chép tiếng nói thông tục, hàng ngày. Từ khi người Pháp vào, họ muốn loại bỏ chữ Nho, thay bằng tiếng Pháp.
Loại bỏ chữ Nho không khó, nhưng làm sao dạy tiếng Pháp cho hàng trí thức và đặc biệt là giới bình dân bản xứ đang chiếm tuyệt đại đa số, tiêm vào đầu óc họ lối suy nghĩ phương Tây lại là một câu hỏi lớn đối với giới cầm quyền lúc bấy giờ?
Đề nghị đầu tiên được đưa ra là chữ quốc ngữ, dễ học, lại dùng chữ cái La-tinh. Sau khi thông thạo chữ quốc ngữ, có thể chuyển sang học tiếng Pháp nhờ quen mặt chữ cái La-tinh. Nhưng giải pháp này gặp sự chống đối của một số người vì vấn đề không phải chỉ là kỹ thuật, ngôn ngữ mà còn tiềm ẩn nhiều yếu tố chính trị lâu dài.
Đại diện nhóm chống đối phổ biến chữ quốc ngữ này là Etienne François Aymonier, Giám đốc trường Thuộc địa (Ecole coloniale) ở Paris, trước đây từng là công sứ Pháp tại Nam Kỳ, tham gia đàn áp phong trào Cần Vương tại Bình Thuận, biết tiếng Chăm, Khmer và Việt. Đối kháng lại, ủng hộ chữ quốc ngữ, là Emile Roucoules, nguyên Hiệu trưởng trường Trung học Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn.
Trong sách này, chúng tôi xin giới thiệu hai tập tài liệu của người Pháp, chia làm hai phần, phản ánh cuộc tranh luận, cùng những bước đầu của việc phát triển chữ quốc ngữ tại xứ ta.