Hệ Thống Mỹ Thuật

Hệ Thống Mỹ Thuật

Dịch giả:
Cao Việt Dũng
Số trang:
345 trang
NXB:
KHXH
Quy cách:
13.5 x 20.5 cm

Hệ Thống Mỹ Thuật

Dịch giả: Cao Việt Dũng
Số trang: 345 trang
NXB: KHXH
Quy cách: 13.5 x 20.5 cm

Mọi nghiên cứu, trong trật tự của cảm năng [rất không nên gọi cái đó - một cách quá dễ dãi - là “mỹ học”], đều nằm dưới sự chế ngự của các phân tích trong Phê phán [năng lực] đánh giá của Kant [cuốn sách thứ ba của Kant bàn về sự đánh giá, chứ không phải “phán đoán”; hai cuốn trước đó, Kritik hướng vào lý trí, chứ không phải “lý tính”], ngày nay đã trở nên cổ điển, nhưng quá ít được biết ở những chi tiết sắc bén của chúng. Tôi phải nói ngay rằng sau khi nghiên cứu một cách đầy đủ tác phẩm đáng trọng vọng ấy, tôi đã không tìm thấy gì ở đó đối với tôi dường như không quan yếu và rốt ráo một cách vĩnh viễn trong chủ đề khó khăn ấy. Tuy nhiên, vì tóm tắt một ý lớn gần như là bất khả và luôn luôn gây hại nhiều hơn là có ích, chỉ một lần là xong luôn tôi xin dẫn chiếu độc giả đến với bản thân cuốn sách [của Kant], nhưng cũng báo trước với anh ta rằng một tìm hiểu như vậy [tức là đọc cuốn sách của Kant] hoàn toàn không nhất thiết để hiểu những gì tôi trình bày trong cuốn sách này. Cũng thế, và cũng vì cùng các lý do, không có điểm bất tiện nào hết nếu coi những gì tiếp theo đây như một tuyển tập những bài ngắn về Mỹ thuật [từ “beaux-arts” vẫn được dịch là “mỹ thuật” nhưng nghĩa của từ này không chỉ hẹp ở khía cạnh hội họa], nếu tìm ở nó cơ hội để suy nghĩ, mà không tự bó buộc mình vào trật tự thuộc hệ thống. Vì vậy không nên để nhan đề đánh lừa. Các ý được đề xuất ở đây hoàn toàn không tùy thuộc vào một ý cao hơn nào đó được đặt ra trước hết, và thậm chí hoàn toàn không đưa tới một ý niệm chung nào đó có thể định nghĩa mọi nghệ thuật trong vòng một ít từ. Ngược lại tôi tự đặt cho mình việc chỉ ra những điều khác, các phân cách, những đối lập, bằng cách ấy mà tự điều chỉnh, trong mức độ mà phê bình có thể làm, theo bản thân các tác phẩm, trong đó mỗi cái tự khẳng định quá rõ và chỉ khẳng định nó. Nhưng đã xảy ra chuyện, tôi thấy hình như vậy, nhờ một may mắn của cái chủ đề thuộc vào loại rất vững chắc này, là, bởi các phân biệt và đối lập, mối liên hệ đã tự khẳng định bởi chính nó còn chặt chẽ hơn [chính là bởi] nhờ các điểm khác - cái đó, từ “hệ thống”, trong nghĩa đúng của nó, diễn tả khá tốt [chính vì thế Alain dùng từ “hệ thống” vốn dĩ rất khó dùng trong địa hạt cảm năng].