Khai Nguyên Rồng Tiên

Khai Nguyên Rồng Tiên

Dịch giả:
Số trang:
346 trang
Quy cách:
15 x 24 cm

Khai Nguyên Rồng Tiên

Dịch giả:
Số trang: 346 trang
Quy cách: 15 x 24 cm
Truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ” hay “Con Rồng cháu Tiên” lần đầu tiên được đưa vào chính sử nước ta vào năm 1479 đời vua Thánh tông nhà Hậu Lê. Đó chính là bộ sử Đại Việt sử ký toàn thư do sử thần Ngô Sĩ Liên theo lệnh vua mà chép. Trước đó nửa thế kỷ, vua Lê Lợi khởi nghĩa ở Thanh Hóa, đập tan ách đô hộ của giặc Minh, lập nên triều đại nhà Lê - một triều đình được thiết lập từ các mối quan hệ phức tạp giữa các tập đoàn dân thiểu số (tập đoàn Thái-Mường) và các thế lực Kinh Lộ. Những người cầm quyền triều Lê đã phải liên tục tìm kiếm các biện pháp điều hòa mâu thuẫn lớn ấy giữa các khối ý thức hệ tộc người không đồng nhất trong một tình thế liên kết khá mỏng manh. Vua Lê Thánh tông dường như đã làm tốt hơn cả sự điều hòa Việt/Kinh với chính trị gốc miền núi Mường-Thái, đó là chia sẻ trong niềm tin huyền thoại các các nhóm tộc người quan trọng nhất, làm thành sức mạnh của quốc gia Đại Việt thời ấy, bao gồm, cơ bản các tập đoàn Việt ở đồng bằng với Mường và Tày – Thái ở miền núi. Soi mình vào huyền thoại nguồn gốc dân tộc được đảm bảo trong Ngoại kỷ - Toàn thư, hậu duệ của các tộc người ngày nay là Việt, Mường, Thái và Tày, mà đại diện giới tinh hoa của họ, hạt nhân thời khởi nghĩa Lam Sơn, đều góp mặt và chiếm giữa các vị trí then chốt, chiến đấu và chiến thắng, để rồi cũng chừng ấy thành phần tinh hoa các tộc người, đều được đứng chầu ở sân rồng nhà Lê, nắm các chức vụ quan trọng về chính trị - quân sự dọc theo địa lý – tộc người thuộc quốc gia Đại Việt thế kỷ XV, và nhiều thế kỷ sau nữa. Tất cả các thành phần tộc người đều có thể thấy ở Ngoại kỷ Toàn thư phần cốt lõi trong niềm tin của mình, tạo nên, một kết nối chung trong liên minh mỏng manh, đầy mâu thuẫn. Nền chính trị, đúng hơn, ý hệ chính trị do vậy, được đảm bảo bởi nguồn gốc thiêng liêng, mà quan trọng hơn, huyền thoại rồng – tiên tạo nên một không gian tưởng tượng chung cho các tập hợp người phức tạp, liên kết mỏng manh và đầy hiềm khích ở triều đình nhà Lê. Lê Thánh Tông đã nỗ lực tạo dựng được một cơ sở, có thể chỉ mong manh, nhưng vẫn là điểm tựa mấu chốt cho ý thức hệ - tôn giáo của quốc gia Đại Việt phôi thai.