Luận Về Các Phái Của Người Trung Hoa Và Đàng Ngoài

Luận Về Các Phái Của Người Trung Hoa Và Đàng Ngoài

Dịch giả:
Nguyễn Thanh Xuân, Võ Minh Tuấn
Số trang:
496 trang
Quy cách:
16 x 24 cm

Luận Về Các Phái Của Người Trung Hoa Và Đàng Ngoài

Dịch giả: Nguyễn Thanh Xuân, Võ Minh Tuấn
Số trang: 496 trang
Quy cách: 16 x 24 cm
Luận về các phái của người Trung Hoa và Đàng ngoài của nhà truyền giáo người Italy Adriano di St. Thecla được viết ở Đàng ngoài (Bắc Việt nam) vào năm 1750, người đã trải qua gần 30 năm sống ở miền Bắc Việt Nam vào thế kỷ 18. Đây là một tư liệu xa xưa và độc đáo. Cuốn sách này đề cập đến tình trạng tôn giáo ở Đàng ngoài và một phần ở Trung Hoa, qua cái nhìn của một nhà truyền giáo Dòng Augustine chân đất. Olga Dror (người dịch tác phẩm sang tiếng Anh) đã phát hiện tư liệu này trong Thư khố Hội Truyền giáo Hải ngoại ở Paris khi đang tìm tài liệu về tín ngưỡng Chúa Liễu Hạnh, một đề tài luận án mà Bà đang thực hiện. Trong cuốn sách này, tư liệu mà Bà đã tìm được làm thay đổi toàn bộ tiến trình thực hiện luận án của mình. Cuốn sách thu hút Bà đến nỗi không thể không đọc tiếp toàn bộ nó và xác quyết rằng tác phẩm này cần phải được phổ  biến rộng rãi tới giới chuyên gia quan tâm đến Việt nam, Trung Hoa, và hoạt động truyền giáo. Vì vậy mà Bà đã ngừng luận án về Liễu Hạnh của mình để tập trung vào tư liệu này nhằm đưa nó ra ánh sáng sau khoảng 250 năm bị lãng quên. Thế kỷ 18 là một thế kỷ định mệnh đặc biệt đối với đời sống chính trị và các dân tộc về đức tin, tín ngưỡng và cách mạng. Vào khoảng giữa thế kỷ này, khá nhiều nhà truyền giáo châu Âu đã rải khắp một vòng cung rộng lớn trên những địa bàn cư trú lâu đời từ Trung Hoa, Philippines, Nhật Bản, đến Việt Nam; và đã tạo ra được một diễn trình giao thoa văn hóa trong từ vựng của các dân tộc ở châu Âu và châu Á; tạo ra một loạt các văn bản, bản dịch, chú giải, bản đồ, sách biên niên, tư liệu tiền dân tộc học, được ấn hành tại chỗ ở châu Á và số khác được lưu hành rộng rãi ở châu Âu. Mặc dù trong tác phẩm này đưa ra rất nhiều dẫn chứng đề cập đến Trung Hoa, nhưng trong thực tế ông lại trình bày rất nhiều đặc trưng của Việt Nam. Vì việc “Trung Hoa hóa” nền văn hóa Việt Nam của ông không phải là điều bất thường và điều này không có nghĩa ông chỉ đơn giản xem Việt Nam như là một phần của Trung Hoa, một quan điểm chi phối nhiều công trình nghiên cứu ở thế kỷ 19 – và các học giả ở thế kỷ 20.