Mùa Nước Nổi Trong Đời Sống Văn Hóa Đồng Bằng Sông Cửu Long

Mùa Nước Nổi Trong Đời Sống Văn Hóa Đồng Bằng Sông Cửu Long

Dịch giả:
Số trang:
220 trang
Quy cách:
14.5 x 20.5 cm

Mùa Nước Nổi Trong Đời Sống Văn Hóa Đồng Bằng Sông Cửu Long

Dịch giả:
Số trang: 220 trang
Quy cách: 14.5 x 20.5 cm

Mê-kông thuộc loại sông lớn và dài bậc nhất thế giới, khoảng 4.500km. Trên đường ra biển, dòng sông đã cuốn theo nhiều đất đai màu mỡ ờ thượng nguồn, bồi đắp phù sa để tao nên miền đồng bằng châu thổ phì nhiêu cho dân cư bản địa. Nhiều kết quả nghiên cứu khẳng định, Mê-kông là tặng phẩm tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng, để nuôi sống cư dân không chỉ của một mà cả một vùng gồm năm, sáu quốc gia. Mấy trăm năm qua, từ khi đặt chân lên đồng bằng sông Cửu Long, qua nhiều thế hệ, người Việt ở Nam bộ đã nắm bắt và vận dụng quy luật tự nhiên vào cuộc sống.

Đồng thời căn cứ vào đặc điểm các hiện tượng tự nhiên mà ở quê cũ không có, người ta khoác cho nó một cái tên, một khái niệm mới cho phù hợp. Từ nước nổi hay nước lên ra đời và tồn tại suốt từ đó đến nay. Những hoạt động sản xuất và sinh hoạt đời thường khác của cư dân địa phương trong mùa nước nổi góp phần tăng thêm sự phong phú đa dạng, nhiều màu sắc cho văn hóa miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long.

Có một số sinh hoạt chỉ diễn ra trong mùa nước, tuy nhiên cũng không ít hoạt động diễn ra xuyên suốt cả năm gắn liền với sông nước, nên trình bày tách bạch mùa nước nổi trong đời sống văn hóa đồng bằng sông Cửu Long là một việc không đơn giản.

Để tiếp cận vấn đề một cách tương đối, trong tập sách này, chúng tôi xin trình bày theo các chương:

- Chương một: Mấy nét về mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Chương hai: Nơi ăn chốn ở trong mùa nước nổi.

- Chương ba: Hoạt động kinh tế, đi lại vận chuyển và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mùa nước nổi.

- Chương bốn: Mùa nước nổi trong đời sống văn hóa tinh thần.

Với nội dung trên, bằng một số hình ảnh tiêu biểu, chúng tôi cố gắng khắc họa phần nào vai trò, tác động, ảnh hưởng của mùa nước nổi trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân đồng bằng sông Cửu Long. Qua thời gian, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội phát triển, một số hoạt động từng bước lui dần vào quá khứ. Nhưng thực tế nó vẫn tồn tại, bàng bạc, ẩn hiện dưới nhiều dạng thức khác trong tri thức dân gian, trong phương ngữ, trong lời ăn tiếng nói của từng địa phương, trong tên đất tên làng xóm, trong ký ức tập thể của nhân dân, trong phong tục, trong tín ngưỡng, trong văn hóa vật chất