Ngẫu nhiên và tất yếu

Ngẫu nhiên và tất yếu

Dịch giả:
Hà Dương Tuấn
Số trang:
320 trang
Quy cách:
12 x 20cm

Ngẫu nhiên và tất yếu

Dịch giả: Hà Dương Tuấn
Số trang: 320 trang
Quy cách: 12 x 20cm
Trong cuốn Ngẫu nhiên và tất yếu (Le Hasard et la Nécessité, 1970), từ những khám phá mới nhất về sinh vật học phân tử, Jacques Monod đề xuất một cách nhìn triết học mới về sự tiến hoá. Khác với các học thuyết được coi là “hữu linh”, tức là dựa trên giả thuyết cho rằng tự nhiên có “ý chí” hay “dự định” (như của Hegel, Marx, Engels, Bergson, Teilhard de Chardin, ), Monod quan niệm rằng sự sống cũng như con người xuất hiện là do ngẫu nhiên. Tác giả cũng từ đó rút ra những kết luận chung về thái độ khách quan cần thiết trong khoa học và hiểu biết văn hoá hiện đại. Trích đoạn: Nền tảng của phương pháp khoa học là định đề về tính khách thể của tự nhiên. Điều đó có nghĩa sự chối bỏ, một cách có hệ thống, việc coi bất cứ diễn giải về các hiện tượng bằng ngôn từ của thuyết cứu cánh, tức của “dự định”, là có khả năng đem lại sự hiểu biết “chân chính”. Người ta có thể định ra chính xác thời điểm nguyên lí này được phát kiến. Khi phát biểu nguyên lí quán tính, qua sự phá đổ vật lí học và vũ trụ luận của Aristote, Galilée và Descartes đã không chỉ đặt nền tảng cho cơ học mà còn cho cả nhận thức luận của khoa học hiện đại. [] Tuy nhiên, sự khách quan buộc chúng ta phải chấp nhận đặc tính hướng đích của những tồn tại sống, phải chấp nhận rằng, trong các cấu trúc và các tính năng của chúng, chúng theo đuổi và thực hiện một dự định. Vì vậy, ở đây ta thấy, hay hình như thấy, một mâu thuẫn sâu sắc về mặt nhận thức luận. Vấn đề trung tâm của ngành sinh học chính là mâu thuẫn này; mà chúng ta cần giải quyết, nếu nó chỉ là một hiện tượng bề ngoài, hay ngược lại chúng ta cần chứng tỏ mâu thuẫn này cơ bản là không thể giải quyết được, nếu sự thực là như vậy. (Trích Chương I: Những vật thể kỳ lạ, Ngẫu nhiên và tất yếu, Jaques Monod, Hà Dương Tuấn & Đặng Xuân Thảo dịch, NXB Tri thức, 2017)