Nhân Học Đối Diện Với Những Vấn Đề Của Thế Giới Hiện Đại
Nguyễn Thị Hiệp
160 trang
Đà Nẵng
14 x 20.5 cm
Nhân Học Đối Diện Với Những Vấn Đề Của Thế Giới Hiện Đại
“Những gì mà cái nhìn của chúng tôi, những người phương Tây khác, chiếu vào Nhật Bản khẳng định rằng mỗi nền văn hóa là đặc thù và toàn bộ các nền văn hóa, mà từ đó loài người được tạo nên, không thể chỉ tồn tại và hưng thịnh bằng cách vận hành theo một nhịp độ song song lúc mở, lúc đóng, lúc bị lệch pha, khi thì trùng khớp trong độ dài thời gian. Để giữ tính độc đáo và đứng vững trước các nền văn hóa khác, những sự khác biệt có thể làm phong phú thêm cho nhau, tất cả mọi nền văn hóa cần phải được là chính mình, cái giá phải trả cho việc là chính mình là sự câm điếc trước những giá trị khác nhau một cách toàn cục hay bộ phận.”
“Nhân học dạy cho chúng ta biết mỗi phong tục, mỗi tín ngưỡng đối với chúng ta có vẻ lập dị, phi lý khi so sánh với những phong tục và tín ngưỡng của chúng ta, nhưng chúng lại là một bộ phận trong một hệ thống mà sự cân bằng nội tại được hình thành qua hàng thế kỷ, và từ chỉnh thể này, ta có thể triệt tiêu một yếu tố mà không có nguy cơ phá hủy phần còn lại. Ngay cả khi nhân học không mang lại những thông tin khác thì chỉ yếu tố này thôi cũng đủ để công nhận vị trí ngày càng quan trọng của chuyên ngành này trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn.”
- Trích dẫn