Phác Thảo Dân Tộc Học Hàng Hải Việt Nam

Phác Thảo Dân Tộc Học Hàng Hải Việt Nam

Dịch giả:
Đỗ Thái Bình
Số trang:
192 trang
Quy cách:
20 x 28 cm

Phác Thảo Dân Tộc Học Hàng Hải Việt Nam

Dịch giả: Đỗ Thái Bình
Số trang: 192 trang
Quy cách: 20 x 28 cm

Hiện nay chúng ta thấy trong dân tộc học, hay một thuật ngữ khác mà người ta thích dùng hơn là trong nhân học văn hóa, đang có một khuynh hướng thiên về các nghiên cứu lịch sử văn hóa, và các nhà bác học đang quan tâm tới việc từ bỏ các lý thuyết chu trình văn hóa trong quá khứ. Một trong những nhà cải cách này là Robert Heine Geldern, một người mà những năm gần đây đã chỉ ra mối liên hệ văn hóa giữa bờ Tây của Nam và Trung Mỹ với bờ kia của châu Á.

Nghiên cứu so sánh những vùng này thời tiền sử khiến người ta tin rằng trước đây có thể đã có những mối liên hệ hàng hải giữa hai vùng thế giới, và lý thuyết này đã thúc đẩy mọi người theo đuổi các công cuộc khảo cứu trong lĩnh vực khảo cổ học tại những nước đó. Người ta đã tìm thấy một sự tương đồng đáng ngạc nhiên trong rất nhiều trường hợp thuộc các niên đại sớm hay muộn. Hàng loạt tương đồng quan trọng đó cho phép người ta kết luận rằng, ngay từ năm 1000 trước công nguyên cho tới kỷ nguyên của chúng ta, đã tồn tại một hành trình xuyên Thái Bình Dương giữa Trung Quốc với Trung và Nam Mỹ, và từ bắt đầu công nguyên tới năm 1200, đã có những mối liên hệ hàng hải thường xuyên giữa Nam châu Á với các vùng châu Mỹ đã nói ở trên. Bởi vậy, nếu ta coi những kết luận của Heine Geldern là không được chứng minh thì chúng ta phải đối nghịch với nó và đó là những điều đáng phải chú ý.

Bởi vậy, những kết luận chính mà tác giả cuốn sách này đưa ra vào năm 1942, dù không biết tới những kết quả nghiên cứu mới gần đây của ông Heine Geldern, đã có liên quan cùng một câu hỏi và cùng song song với các kết luận đã nêu được đề cập đến theo một cách nào đó.

Tuy nhiên nếu giá trị của nghiên cứu này không đủ để chứng thực cho ấn bản lần thứ hai của cuốn sách, thì điều duy nhất là những kết luận chính sẽ được khẳng định bởi những nghiên cứu quan trọng trong những năm gần đây, đó là kiểu cách khá đủ để hấp dẫn các nhà dân tộc học chú ý tới “Phác thảo dân tộc học hàng hải Việt Nam”, sau khi đã có ấn tượng đầu tiên, hầu như trọn vẹn, sẽ là mồi lửa cho việc tiếp tục nghiên cứu.

Giá trị của cuốn sách này là đã mở ra cho chúng ta một lĩnh vực hầu như chưa được khám phá và nó đề cập tới một vùng rất quan trọng mà riêng vị trí địa lý của nó đã nói lên sự đúng đắn cần thiết phải tái bản cuốn sách; những phẩm chất tuyệt vời của tác giả mà ông Guilleux la Roërie nêu trong “Lời tưởng nhớ” cũng làm sáng tỏ vấn đề này.Vấn đề di dân và dịch chuyển văn hóa trên biển đã thúc đẩy chúng ta phải nghiên cứu các chủng loại thuyền bè cùng lịch sử của chúng trong tương quan địa lý. Việc nghiên cứu về sự truyền bá những yếu tố văn hóa mang đặc tính biển là cần thiết mà hiệu quả này được tác giả đưa ra trong công trình trên là một chứng thực mạnh mẽ về những phẩm chất tuyệt vời này.

Đó chính là lý do vì sao chúng tôi rất vui được giới thiệu ấn bản mới này với những ai quan tâm tới chủ đề này. Tất cả những sửa chữa mà tác giả mong muốn nhưng tiếc chưa làm được nay đã được đưa vào. Ban biên tập tin rằng để vinh danh tác giả đã thêm vào một số ghi chú cá nhân và hy vọng rằng bạn đọc sẽ rút ra được một số ý kiến hữu ích nào đó. Bạn đọc sẽ tìm thấy một danh sách các trang minh họa đánh số theo kiểu cũ bên cạnh với cách đánh số mới. Chúng tôi phải cảm ơn ngài thuyền trưởng Guilleux la Roërie, người tỏ ra rất thích thú với công trình này và sẵn sàng viết “Lời tưởng nhớ” mà nếu không có bài viết đó thì lần xuất bản thứ hai này của cuốn sách vẫn được coi là chưa hoàn thiện.Rotterdam, tháng 2 năm 1955 C. Nooteboom