PHƯƠNG PHÁP LUẬN DÂN DÃ

PHƯƠNG PHÁP LUẬN DÂN DÃ

Dịch giả:
Lê Minh Tiến
Số trang:
208 trang
Quy cách:
13 x 20,5 cm

PHƯƠNG PHÁP LUẬN DÂN DÃ

Dịch giả: Lê Minh Tiến
Số trang: 208 trang
Quy cách: 13 x 20,5 cm
Phương pháp luận dân dã (ethnométhodologie/ethnomethodology) là một trường phái xã hội học Mĩ ra đời trong những năm 1960, đầu tiên được thiết lập tại trường Đại học California sau đó đã lan sang các trường đại học khác của Mĩ và châu Âu, nhất là các trường đại học của Anh và Đức. Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp luận dân dã không được công chúng Pháp biết đến cho tới khi một số bài viết căn bản và các bình luận về nó dần xuất hiện nhiều hơn. Nhưng hơn hai mươi lăm năm sau khi ra đời, công trình Studies in Ethnomethodology (Những nghiên cứu trong phương pháp luận dân dã) của nhà tiên phong Harold Garfinkel vẫn chưa được dịch sang tiếng Pháp. Chỉ có một số bài dịch hiếm hoi các văn bản liên quan đến phương pháp luận dân dã được phổ biến rải rác trên một số tạp chí khoa học. Tầm quan trọng về mặt lí thuyết và nhận thức luận của phương pháp luận này nằm ở việc nó thực hiện một sự đoạn tuyệt triệt để với các lối tư duy xã hội học truyền thống. Hơn cả một lí thuyết, nó là một góc nhìn nghiên cứu, một vị thế tri thức mới. Sự xuất hiện của phương pháp luận dân dã trong nền văn hóa của chúng ta báo hiệu một sự đảo ngược thật sự trong truyền thống xã hội học. Sự đảo ngược này có vị trí quan trọng trong việc mở rộng tư tưởng xã hội. Ngày nay, người ta đặt tầm quan trọng nhiều hơn cho phương pháp thông hiểu đối chọi với phương pháp giải thích, lối tiếp cận định tính về xã hội đối chọi với hội chứng định lượng (quantophrénie) của những nghiên cứu xã hội học trước đây. Nghiên cứu của phương pháp luận dân dã được thực hiện xoay quanh ý tưởng, m