Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn: Ký Ức Rực Rỡ
Dịch giả:
Số trang:
284 trang
284 trang
NXB:
Văn Hoá Dân Tộc
Văn Hoá Dân Tộc
Quy cách:
42.5 x 20 cm
42.5 x 20 cm
Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn: Ký Ức Rực Rỡ
Dịch giả:
Số trang: 284 trang
NXB: Văn Hoá Dân Tộc
Quy cách: 42.5 x 20 cm
Còn ai nhớ ở Sài Gòn từng có những chiều Chủ nhật vui như trẩy hội, trên ba con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ và Tự Do (nay là Đồng Khởi). Từng nhóm gia đình hay những đôi trai gái, những cặp vợ chồng chầm chậm đổ về bến Bạch Đằng hay tới chợ Bến Thành. Gió mát từ phía sông thổi tung những tà áo dài. Các quý ông Sài Gòn chỉn chu với mái tóc ngắn gọn thường được chải brilliantine cho gọn gàng, diện áo sơ mi tay ngắn hay montagut đỏ sẫm hoặc vàng nghệ. Những kiểu cách đơn giản mà như huyền thoại, chỉ còn đọng lại trong phim ảnh một thời.
Trong bài Gió sông Sài Gòn thổi về thành phố, họa sĩ trường phái "Tranh Gia Định" Hà Cẩm Tâm nôn nao nhớ thời tuổi trẻ ở Sài Gòn, gợi lại bao dấu ấn của một thời nhàn du thư thả, những bước chân líu lo, những tâm hồn rộn rã, những hứng thú hàn huyên và những tiếng cười giòn tan... Ông nhắc: "Những nhà sách đồ sộ. Những góc phố hằng hà sách bán xôn. Những nhà hàng sang trọng. Những bữa cơm vỉa hè. Những dancing lừng lẫy. Vài quán nhỏ nhâm nhi. Những ca sĩ áo dài má phấn môi son. Một người hát dạo xàng xê vệ đường".
Sài Gòn đó một thời ấp ủ tình yêu, đậm đà tình bạn. Tình bạn trong cảnh: "Muốn gặp nhau thật dễ như trở bàn tay, nhất là vào trời chiều bóng ngả về Tây. Ngồi uống café, chỉ một ly café thường hay café đá trong một giờ là gặp ít nhứt năm ba tên cùng một băng tần hay một vài ghế lãng đãng văn thơ mơ màng lãng mạn. Không cần nói năng chi, cá lũ cùng kéo nhau xuống bờ sông Saigon vào Point dé blagueurs (Quán nhậu ở mỏm đất de ra dưới chân cột cờ Thủ Ngữ) nhâm nhi tán dóc cho đến li bì nửa đêm về sáng rồi hân hoan lũ lượt như một lời chia tay. Có khi chiều mai gặp lại. Gặp lại. Gặp hoài, chẳng bao giờ tháy chán. Tán dóc dài dài. Nói hoài nói húy". Câu văn như say, như cuốn người đọc và làm nôn nao nhớ, nhớ rất nhiều.