VĂN HỌC SÀI GÒN 1954-1975: NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ
Dịch giả:
Số trang:
480 trang
480 trang
NXB:
Tổng Hợp TP.HCM
Tổng Hợp TP.HCM
Quy cách:
15 x 23 cm
15 x 23 cm
VĂN HỌC SÀI GÒN 1954-1975: NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ
Dịch giả:
Số trang: 480 trang
NXB: Tổng Hợp TP.HCM
Quy cách: 15 x 23 cm
"Quá rảnh, tôi thường đọc lại những tờ báo, các tạp chí văn học trước năm 1975 để tìm tư liệu về Sài Gòn. Rồi sau đó, được đọc thêm một số hồi ký của các nhà văn Sài Gòn kể lại cuộc đời của họ có liên quan đến bạn bè, bối cảnh xã hội, và những lý do “bí mật” thúc đẩy họ trở thành người cầm bút. Có những câu chuyện thật vui, cũng có những câu chuyện buồn thật rơi nước mắt. Có những chuyện cảm động có những chuyện thật chán phèo cho cái tình đời.
Tôi quan niệm những trang văn, những quyển truyện dài, khi đã ra mắt bạn đọc đều có dấu ấn của cuộc đời tác giả -không ít thì nhiều. Những chuyện đằng sau trang văn, đằng trước cơm áo được ghilại trong hồi ký của người này người kia, trong những cuộc trả lời phỏng vấn trên báo mà nếu lẩy ra thì ít nhiều cũng hình dung được không khí làm văn, làm báo thời trước 1975. Không ít sự chia sẻ cũng như không ít sự tỵ hiềm. Nào ai biết, nào ai hay những chuyện này nhất là bạn đọc trẻ - những người muốn nghiên cứu, tìm hiểu một thời kỳ văn chương của Sài Gòn từ 1954 - 1975.
Hiện nay, trên văn đàn muốn tìm hiểu về thời kỳ này chủ yếu có một vài quyển phác họa toàn cảnh văn học Sài Gòn, một vài quyển viết về chân dung của tác giả nầy, tác giả kia ở nước ngoài của Võ Phiến, Nguyễn Vy Khanh, Du Tử Lê, Hồ Nam - Vương Tân… Trong nước thì chỉ có những quyển sách nhận định một thời kỳ văn học của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn, Lữ Phương là chính. Ngoài ra cũng có những quyển sách, những bài báo nhận định văn chương của các tác giả Huỳnh Như Phương, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trần Hoài Anh, Đỗ Lai Thúy… ít nhiều cũng đóng góp để cho hiện ra mờ mờ một dòng văn học Sài Gòn ngày xưa.
Quyển sách nầy không hy vọng có danh dự tham gia vào dòng sách nghiên cứu văn học một cách chính thống đó. Đây chỉ là sự lượm lặt tình cờ sau nhiều năm “tầm chương, trích cú” đủ thứ chuyện gần như theo kiểu “nghe hơi nồi chỏ”, có tính chất gần với giai thoại. Chỉ là những câu chuyện chung quanh cuộc sống, những sự kiện văn học… được ghi lại trong hồi ký của các nhà văn, của những tờ báo ngày trước. Đọc lên thấy vui vui, ngồ ngộ và cũng giúp người đọc khám phá một chút gì đó, mặc dù không chính thống, chỉ như là một loại “ngoại văn sử”, ai tin thì tin, không tin thì cũng chẳng mất mát gì. Quên nữa, cũng phí chút thời gian để đọc!...
(Tác giả Lê Văn Nghĩa)