Vắng Cha Con Trai Lạc Lối

Vắng Cha Con Trai Lạc Lối

Dịch giả:
Vân Anh, Hương Nguyễn
Số trang:
300 trang
Quy cách:
14 x 20 cm

Vắng Cha Con Trai Lạc Lối

Dịch giả: Vân Anh, Hương Nguyễn
Số trang: 300 trang
Quy cách: 14 x 20 cm

Ngày này, rất nhiều người đàn ông có cùng chung cảm giác mong manh về bản dạng nam tính của chính mình. Lòng tự tôn của họ trồi sụt thất thường, họ kìm nén hung tính (kéo theo đó là kìm nén nhu cầu tự khẳng định bản thân), kìm nén hoài bão và bản tính tò mò. Một số bị dồn nén và ức chế tình dục. Việc thiếu cấu trúc tinh thần nội tại dẫn đến tình trạng lỏng lẻo nhất định, thiếu kỷ luật, không có khả năng tự sắp xếp cuộc sống một cách hiệu quả. Guy Corneau đã khám phá căn nguyên của tình trạng này: đó là sự im lặng hoặc vắng mặt của người cha, nhất là ở phương diện cảm xúc và tinh thần.

Trồi lên từ những miền sâu thẳm của vô thức tập thể, câu hỏi về người cha và bản dạng nam tính bắt đầu hiện diện trong thế giới đương đại của chúng ta. Tốt hơn hết ta nên xem xét câu hỏi đó và cố gắng cởi mở với mọi hướng phát triển. Chính những hình ảnh trú ngụ trong ta đã thúc đẩy ta hướng tới tương lai. Chúng ta không biết đàn ông là gì và càng không biết đàn ông nên là gì. Thay vì đi tìm định nghĩa, chúng ta cố gắng cảm nhận anh ta và tìm hiểu con người bên trong anh ta. Chúng ta cố gắng để người đàn ông trong mình hiện ra ngoài ánh sáng.

Trong cuốn sách “Vắng cha, con trai lạc lối”, Corneau chỉ ra rằng đối với đàn ông ngày nay, việc tìm lại bản dạng nam tính không chỉ là một giải pháp chữa lành những đau khổ về mặt tâm lý, mà còn là một bước đi cần thiết trong quá trình phát triển nhân cách toàn diện.Nguyên liệu thô cho cuốn sách này là những quan sát lâm sàng mà Corneau có được trong thời gian hành nghề phân tích tâm lý. Phần thảo luận cũng dựa trên những hình ảnh biểu tượng từ giấc mơ và từ vô thức, vốn luôn làm cho những quan sát của chúng ta phong phú và đa dạng hơn.

Không có mẫu hình hoàn hảo nào cho đàn ông, cũng như không có gia đình nào hoàn hảo. Tất cả chúng ta đều là sản phẩm của một quá khứ ít nhiều khuyết thiếu nhưng luôn thúc đẩy chúng ta tiến lên và buộc chúng ta phải thích nghi một cách sáng tạo. Nhiều bậc cha mẹ của chúng ta đã phải bươn chải để xoay xở cái ăn cái mặc trong gia đình, và vì vậy ý thức của họ chủ yếu được xác định từ nhu cầu đảm bảo sinh tồn về mặt thể lý. Họ chỉ thể hiện qua hành động, không có khả năng diễn tả cảm xúc yêu thương hoặc thất vọng bằng lời nói. Rất khó để họ tách rời khỏi vai trò làm cha làm mẹ và bộc lộ bản tính cá nhân, họ cũng cảm thấy lúng túng khi thể hiện cảm xúc bên trong.

Thế giới mà chúng ta thấy qua cửa sổ nhận thức của bản thân khác với thế giới của họ đến nỗi dường như không thể có bất kỳ cơ hội đối thoại nào với họ. Đó là vì khác với họ, chúng ta quan sát thế giới như một mạng lưới các mối quan hệ mang tính tâm lý. Tuy nhiên, không nên quên rằng chính nhờ cha mẹ chúng ta mới có cuộc sống đủ đầy và được học hành tử tế để giờ đây có điều kiện đáp ứng các nhu cầu nội tâm của bản thân.

Trong cuốn sách “Vắng cha, con trai lạc lối”, tác giả không phán xét các bậc cha mẹ mà phán xét sự im lặng bao trùm tất cả chúng ta. Giờ đây, vai trò của những người con trai là dứt khoát phá vỡ sự im lặng này. Linh hồn của thế giới luôn ẩn náu ở bất cứ nơi nào có muộn phiền và rối loạn; chính linh hồn ẩn náu này đang hành hạ đàn ông ngày nay. Hơn bao giờ hết, chúng ta chính là những người cần tạo ra thay đổi.