CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP

CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP

Dịch giả:
Khổng Thị Diễm Hằng
Số trang:
168 trang
Quy cách:
13 × 20.5 cm

CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP

Dịch giả: Khổng Thị Diễm Hằng
Số trang: 168 trang
Quy cách: 13 × 20.5 cm
Cuốn sách này là sự kết hợp từ một cuốn sách của Giáo sư Manabu Sato và hai chương sách của thầy Masaaki Sato.  Tôi đã đọc rất nhiều tác phẩm của Giáo sư Manabu Sato từ khi còn là sinh viên đại học. Tôi vẫn nhớ cảm giác bị sốc khi tôi lướt qua cuốn sách có tựa đề “Học tập – Cái chết và sự tái sinh”. Trong đó, ông mô tả trải nghiệm bị lạc lõng trong lớp học, bị cô lập bởi các bạn và bởi chính mình, gần như không có bất cứ hi vọng nào về cuộc sống, đặc biệt ở thời kì trung học. Sau đó, Giáo sư Sato tìm thấy ý nghĩa của học tập qua sự gặp gỡ với một giáo viên âm nhạc khi họ cùng lắng nghe bản nhạc của nhà soạn nhạc lừng danh Johann Sebastian Bach. Tại thời điểm đó, bản thân giáo viên ấy cũng thực sự không tìm thấy ý nghĩa của việc dạy học. Qua phút trải nghiệm đó, cả Giáo sư Sato và giáo viên âm nhạc đã tìm thấy ý nghĩa và hi vọng của học tập. Khi đọc đến phần này của cuốn sách, tôi cảm thấy có một tia chớp loé sáng trong tâm hồn mình.     Khi đó, tôi học chuyên ngành Phát triển giáo dục, bàn nhiều về những vấn đề vĩ mô mà chưa biết cách kết nối thế giới của ông với những nghiên cứu và thực hành của riêng tôi. Tuy nhiên, vào năm 2003, tôi bắt đầu công tác tại Indonesia, làm việc gần gũi với giáo viên ở đó. Trên chuyến bay đến thủ đô Jakarta, tôi đọc một cuốn sách khác của ông có tựa đề “Thách thức của giáo viên”. Cuốn sách nói về việc ông tiếp cận lớp học và mô tả chi tiết những quan sát của ông về cách học của học sinh và giáo viên.