Giáo dục mới tại Việt Nam thập niên 1940

Giáo dục mới tại Việt Nam thập niên 1940

Dịch giả:
Số trang:
180 trang
Quy cách:
13x20.5cm

Giáo dục mới tại Việt Nam thập niên 1940

Dịch giả:
Số trang: 180 trang
Quy cách: 13x20.5cm
TS. Giáo dục học Nguyễn Thụy Phương (ĐH Paris Descartes, hiện là nghiên cứu viên tại ĐH Geneva – Thụy Sỹ) đã làm một cuộc du hành về miền Bắc thập niên 1940, lần theo bước chân của những nhà giáo tiên phong đưa Giáo dục Mới trên thế giới về quê hương Việt Nam và khám phá ngôi trường mẫu giáo tư thục đầu tiên của người Việt. Vừa như một biên khảo độc lập đầy chuẩn xác, vừa như một tác phẩm ghi chép du hành xuyên thời gian, đưa người đọc gặp lại những nhà thực hành giáo dục Mới đầy lý tưởng, như vợ chồng Nguyễn Phước Vĩnh Bang – Lê Thị Tuất, bà Nguyễn Thị Khang… và những trí thức, doanh nhân mang tinh thần canh tân văn hóa. Ngọn lửa “tự lực khai hóa” được nhóm lên với phương pháp giáo dục tiến bộ, đề cao giáo trị con người, khuyến khích sáng tạo và hướng đến một môi trường học tập hạnh phúc tại ngôi trường tư thục đầu tiên – trường Mầm non Bách Thảo. Thật cảm động khi đọc lại những trang nhật ký của nhà giáo Nguyễn Phước Vĩnh Bang về một môi trường mầm non tư thục mà ông sáng lập vào thập niên 1940: “Nhà trường nhận trẻ nhà giàu cũng như trẻ nhà nghèo, những trẻ khỏe mạnh cứng cáp cũng như những bé ốm yếu, những trẻ sạch sẽ, nhanh nhẹn, thông minh cũng như những em đầy di truyền tai hại, những trẻ đã chịu cuộc đời khổ sở, mất cả lòng tin (…). Nhưng bất luận trẻ nào, nhà trường cũng cố làm cho các trẻ tập cuộc sống hợp đoàn, cố hiểu để trọng luật chung, chung sức trong lúc tập học cũng như lúc chơi đùa, chú ý đến công việc, gắng sức làm cho khéo đẹp với tất cả thông minh, nhẫn nại, bền bỉ và vui vẻ.”