Giữ đời cho nhau

Giữ đời cho nhau

Dịch giả:
Số trang:
301 trang
Quy cách:
13 x 20.5 cm

Giữ đời cho nhau

Dịch giả:
Số trang: 301 trang
Quy cách: 13 x 20.5 cm
Ngoài tư cách nhà thơ nổi tiếng, Du Tử Lê còn được biết đến là một cây bút truyện ngắn, tùy bút khá đặc sắc của văn chương Sài Gòn trước 1975; là một chân dung đáng chú ý của dòng chảy văn học Việt Nam ly hương. Vẫn với một tâm hồn đa cảm, duy tình và phóng khoáng, những trang văn của Du Tử Lê đã trổ ngõ mà chảy vào trái tim người cùng thời, cùng cảnh ngộ, khơi gợi những giá trị thiện lành, nhân cảm trong một đời sống, một lịch sử quá nhiều bất trắc. Tuyển tùy bút Giữ đời cho nhau là tập hợp 10 bài tùy bút trong quyển Mùa hoa móng tay do Tạp chí Văn, ấn hành năm 1972 và 16 bài tùy bút mới được tác giả viết sau này, trong đó, bài mới nhất (Những “địa đạo” đêm Sài Gòn xưa) được viết vào đầu 2018. Tuyển tùy bút này có hai phần chính: Ngày tháng tôi và Hương kỷ niệm, đi theo một mạch xuyên suốt: chuyển từ những xúc cảm, chuyện kể thuộc đời riêng đến những ký ức về văn hóa Sài Gòn qua những chân dung nhân vật một thời: Từ Mẫn, Phạm Đình Chương, Trần Phong Giao, Lê Tài Điển... hay những hiện tượng văn nghệ Sài Gòn như: sinh hoạt phòng trà, làm tạp chí, xuất bản, sinh hoạt mỹ thuật... Phía sau những nhân vật dù cụ thể hay phiếm chỉ, các tùy bút của Du Tử Lê đều tỏa ra một thứ ánh sáng của tin yêu, một sự gắn bó tốt đẹp, một tinh thần cởi mở và niềm tín thác vào nhân gian không toan tính. Những tùy bút giàu mỹ cảm đó, bên cạnh những bài thơ lãng mạn và giàu suy tư của ông đã hướng đến một sự nhất quán tinh tế, lạ lùng. Nhưng nếu những bài thơ thơ gói gọn trong một giới hạn với đặc thù ngôn ngữ và nhạc tính riêng, thì tùy bút cho phép Du Tử Lê có không gian để diễn giải và triển khai một cách tự do các ấn tượng cá nhân phía sau mỗi tình tiết. Sự tự do của một người viết giữ được lửa ấm của trái tim tự tại mà chan hòa. Giữ đời cho nhau đem lại cho người đọc hôm nay những khoảnh khắc thưởng lãm vẻ đẹp bay bổng của thứ văn xuôi tiệm cận phẩm tính thi ca.