MỘT CHỈ DẪN CHO NGƯỜI BỊ BỐI RỐI

MỘT CHỈ DẪN CHO NGƯỜI BỊ BỐI RỐI

Dịch giả:
Nguyễn Văn Trọng
Số trang:
352 trang
Quy cách:
12 x 20 cm

MỘT CHỈ DẪN CHO NGƯỜI BỊ BỐI RỐI

Dịch giả: Nguyễn Văn Trọng
Số trang: 352 trang
Quy cách: 12 x 20 cm
Tác phẩm Một chỉ dẫn cho người bị bối rối đề cập đến trạng thái tinh thần bối rối hoang mang của con người hiện đại do bị nhào nặn bởi một thế giới quan lầm lạc mà ông gọi là chủ nghĩa khoa học duy vật luận (materialistic Scientism). Theo Schumacher, bước ngoặt tinh thần này của con người hiện đại xảy ra vào thời kì Khai sáng ở phương Tây trong một quá trình đoạn tuyệt với tôn giáo nói chung và với Kitô giáo nói riêng. Schumacher đã lần lại lịch sử quan niệm về tôn giáo của con người thời cổ đại. Ông cho thấy các tôn giáo truyền thống đã bị con người thời hiện đại hiểu sai lệch như thế nào. Theo Schumacher thì việc đoạn tuyệt với Kitô giáo xảy ra ở xã hội phương Tây vào thời kì Khai sáng, do ảnh hưởng sâu sắc bởi triết gia Descartes (1596-1650). Descartes cho rằng: “Người nào tìm kiếm con đường trực tiếp đi đến sự thật, thì phải không bận tâm với bất cứ đối tượng nào mà người đó không có được một tính chắc chắn ngang bằng với những chứng minh của số học và hình học”. Chỉ những đối tượng như vậy mới phải thu hút sự chú ý của chúng ta “đến với tri thức chắc chắn và không chút nghi ngờ mà các sức mạnh trí tuệ của chúng ta hình như thích đáng tương xứng”. Descartes viện cớ rằng triết học “đã được trau dồi trong nhiều thế kỉ bởi những trí tuệ tốt đẹp nhất đã từng sống, mặc dù vậy vẫn chẳng có một sự vật nào được tìm thấy mà lại không là đề tài tranh cãi, và hệ lụy là không còn bị nghi ngờ nữa”, sự kiện ấy đã dẫn Descartes đến với điều chẳng khác gì là “cuộc thối lui khỏi minh triết” và hoàn toàn tập trung vào tri thức thật vững chắc và nằm ngoài mọi nghi ngờ giống như toán học và hình học.